20
18
/
1041445
Về thăm miền đất bên dòng Bạch Đằng Giang lịch sử
longform

CHECK-IN QUẢNG NINH

Về thăm vùng đất bên dòng Bạch Đằng Giang lịch sử

Bài & Ảnh: Thu Chung - Lưu Linh - Hùng Sơn  Trình bày: Tất Đạt  • 07:00 - 15/10/2020

Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, TX Quảng Yên nằm bên Dòng thiêng Bạch Đằng- nơi chứng kiến biết bao chiến công lẫy lừng trong lịch sử. Nơi đây có biết bao phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, những cánh đồng bạt ngàn trù phú những rừng thông trải dài reo trong gió như tiếng thì thầm của biển và đặc biệt là đang lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh độc đáo. Về với mảnh đất này, mọi người có thể đắm mình vào một không gian bao la với di tích trầm mặc, cổ kính và khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo.

Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, TX Quảng Yên nằm bên Dòng thiêng Bạch Đằng- nơi chứng kiến biết bao chiến công lẫy lừng trong lịch sử. Nơi đây có biết bao phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, những cánh đồng bạt ngàn trù phú những rừng thông trải dài reo trong gió như tiếng thì thầm của biển và đặc biệt là đang lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh độc đáo. Về với mảnh đất này, mọi người có thể đắm mình vào một không gian bao la với di tích trầm mặc, cổ kính và khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo.

 

Cùng với Nguyễn Phương Trang, Bùi Thị Hồng Phương, Nguyễn Thị Lan Anh, là những thí sinh đang tham gia cuộc thi người thuyết minh hay nhất về Quảng Yên lần thứ II, chúng tôi đã có 1 ngày trải nghiệm thực sự bổ ích, thú vị về các điểm di tích lịch sử của vùng đất nằm bên dòng sông Bạch Đằng huyền thoại...

Cùng với Nguyễn Phương Trang, Bùi Thị Hồng Phương, Nguyễn Thị Lan Anh, là những thí sinh đang tham gia cuộc thi người thuyết minh hay nhất về Quảng Yên lần thứ II, chúng tôi đã có 1 ngày trải nghiệm thực sự bổ ích, thú vị về các điểm di tích lịch sử của vùng đất nằm bên dòng sông Bạch Đằng huyền thoại...

 

 

Có lẽ chỉ cần nhắc đến hai chữ Quảng Yên thôi đã đủ gợi nhắc, gợi nhớ về một mảnh đất với vẻ đẹp bình dị, gần gũi và những dấu tích văn hóa, lịch sử đã được gìn giữ qua hàng trăm năm ở nơi đây. Về với mảnh đất anh hùng này, không thể không ghé thăm Đền Trần Hưng Đạo - nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của cha ông ta trên dòng sông huyền thoại Bạch Đằng; trang sử vẻ vang 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông để thêm yêu, thêm tự hào về truyền thống quê hương.

Có lẽ chỉ cần nhắc đến hai chữ Quảng Yên thôi đã đủ gợi nhắc, gợi nhớ về một mảnh đất với vẻ đẹp bình dị, gần gũi và những dấu tích văn hóa, lịch sử đã được gìn giữ qua hàng trăm năm ở nơi đây. Về với mảnh đất anh hùng này, không thể không ghé thăm Đền Trần Hưng Đạo - nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của cha ông ta trên dòng sông huyền thoại Bạch Đằng; trang sử vẻ vang 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông để thêm yêu, thêm tự hào về truyền thống quê hương.

 

 

Đền thờ Trần Hưng Đạo trước kia nằm ở xứ Hậu Đồng cạnh sông Bạch Đằng thuộc làng Rừng xã An Hưng, huyện Yên Hưng, Phủ Hải Đông (Phủ Hải Đông sau đổi thành Trấn Yên Quảng, rồi đổi thành tỉnh Quảng Yên). Đến năm 1934, dưới thời Vua Bảo Đại thứ 9, do ngôi đền xuống cấp, chật hẹp, vị trí chưa thích nghi, nhân dân bản xã đã chuyển ngôi Đền đến dựng trên doi đất cổ nằm ở giữa ngã ba sông Bạch Đằng, sông Giá và sông Đá Bạch, nơi trung tâm chiến trận Bạch Đằng năm 1288; nơi đã thấm máu quân dân nhà Trần và xác giặc Mông - Nguyên.

Đền thờ Trần Hưng Đạo trước kia nằm ở xứ Hậu Đồng cạnh sông Bạch Đằng thuộc làng Rừng xã An Hưng, huyện Yên Hưng, Phủ Hải Đông (Phủ Hải Đông sau đổi thành Trấn Yên Quảng, rồi đổi thành tỉnh Quảng Yên). Đến năm 1934, dưới thời Vua Bảo Đại thứ 9, do ngôi đền xuống cấp, chật hẹp, vị trí chưa thích nghi, nhân dân bản xã đã chuyển ngôi Đền đến dựng trên doi đất cổ nằm ở giữa ngã ba sông Bạch Đằng, sông Giá và sông Đá Bạch, nơi trung tâm chiến trận Bạch Đằng năm 1288; nơi đã thấm máu quân dân nhà Trần và xác giặc Mông - Nguyên.

 

 

Đền có kiến trúc rất độc đáo. Cổng đền có bốn trụ tạo thành ba lối đi rộng thay cho tam quan. Mỗi trụ có câu đối chữ Hán, có hoa văn, có đắp tượng long giao nghê chầu.

Đền có kiến trúc rất độc đáo. Cổng đền có bốn trụ tạo thành ba lối đi rộng thay cho tam quan. Mỗi trụ có câu đối chữ Hán, có hoa văn, có đắp tượng long giao nghê chầu.

 

 

Đền gồm ba gian tiền đường, hai gian bái đường và một gian hậu cung. Hiện vật quý còn giữ lại trong đền là một số câu đối ca ngợi công lao to lớn của Trần Hưng Đạo. Ngay trước tam cấp lên tiền đường có lư hương bằng đá xanh cao cả mét, hai cây đèn đá kiểu Nhật cao hơn lư nhang. Hai bên hông Đền có 2 nhà bia khá lớn.

Đền gồm ba gian tiền đường, hai gian bái đường và một gian hậu cung. Hiện vật quý còn giữ lại trong đền là một số câu đối ca ngợi công lao to lớn của Trần Hưng Đạo. Ngay trước tam cấp lên tiền đường có lư hương bằng đá xanh cao cả mét, hai cây đèn đá kiểu Nhật cao hơn lư nhang. Hai bên hông Đền có 2 nhà bia khá lớn.

 

 

Thu hút chúng tôi khi đến với cụm di tích quốc gia đặc biệt bên dòng Bạch Đằng giang lịch sử còn là câu chuyện về một bà bán hàng nước ven sông Bạch Đằng được phong làm vua Bà tại ngôi miếu thờ linh thiêng. Theo văn bia dựng trước cửa miếu thờ vua Bà, nơi đây xưa kia là bến đò Rừng, tương truyền dưới gốc cây quếch trên bến đò có bà bán hàng nước đã cung cấp cho Trần Hưng Đạo lịch con nước triều và địa thế lòng sông để Trần Hưng Đạo chuẩn bị trận địa cọc ngầm và bố trí quân mai phục. Bà còn mách bảo cách trói và chém Phạm Nhan, cách làm bè mảng chất cỏ khô dùng kế hoả công tiêu diệt thuyền giặc.

Thu hút chúng tôi khi đến với cụm di tích quốc gia đặc biệt bên dòng Bạch Đằng giang lịch sử còn là câu chuyện về một bà bán hàng nước ven sông Bạch Đằng được phong làm vua Bà tại ngôi miếu thờ linh thiêng. Theo văn bia dựng trước cửa miếu thờ vua Bà, nơi đây xưa kia là bến đò Rừng, tương truyền dưới gốc cây quếch trên bến đò có bà bán hàng nước đã cung cấp cho Trần Hưng Đạo lịch con nước triều và địa thế lòng sông để Trần Hưng Đạo chuẩn bị trận địa cọc ngầm và bố trí quân mai phục. Bà còn mách bảo cách trói và chém Phạm Nhan, cách làm bè mảng chất cỏ khô dùng kế hoả công tiêu diệt thuyền giặc.

 

 

Trong tâm thức chúng tôi, Vua Bà như là biểu tượng của tình đoàn kết quân dân gắn bó trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Nguyên – Mông; là một minh chứng cho tư tưởng quân sự của Trần Hưng Đạo về việc lấy dân làm gốc và thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Trong tâm thức chúng tôi, Vua Bà như là biểu tượng của tình đoàn kết quân dân gắn bó trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Nguyên – Mông; là một minh chứng cho tư tưởng quân sự của Trần Hưng Đạo về việc lấy dân làm gốc và thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

 

 

Miếu Vua Bà một trong số di tích nằm trong quần thể bãi cọc Bạch Đằng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc và đình Trung Bản, những dấu ấn của chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288.

Miếu Vua Bà một trong số di tích nằm trong quần thể bãi cọc Bạch Đằng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc và đình Trung Bản, những dấu ấn của chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288.

 

 

Đền Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1989. Qua lời giới thiệu của bạn Nguyễn Phương Trang về những chiến công hiển hách của cha ông, về trận chiến Bạch Đằng Giang đã làm cho quân xâm lược phương bắc khiếp sợ, tháo chạy về nước, chúng tôi càng thấy thêm yêu quê hương, đất nước mình.

Đền Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1989. Qua lời giới thiệu của bạn Nguyễn Phương Trang về những chiến công hiển hách của cha ông, về trận chiến Bạch Đằng Giang đã làm cho quân xâm lược phương bắc khiếp sợ, tháo chạy về nước, chúng tôi càng thấy thêm yêu quê hương, đất nước mình.

 

 

Đến thăm Đền Trần Hưng Đạo miếu Vua Bà, nghe những câu chuyện huyền thoại về chiến công trên dòng sông Bạch Đằng, chắc chắn ai cũng sẽ như chúng tôi háo hức muốn được tận mắt nhìn thấy những hiện vật lịch sử của trận chiến thắng giặc năm nào đang được lưu giữ tại Bảo tàng Bạch Đằng.

Đến thăm Đền Trần Hưng Đạo miếu Vua Bà, nghe những câu chuyện huyền thoại về chiến công trên dòng sông Bạch Đằng, chắc chắn ai cũng sẽ như chúng tôi háo hức muốn được tận mắt nhìn thấy những hiện vật lịch sử của trận chiến thắng giặc năm nào đang được lưu giữ tại Bảo tàng Bạch Đằng.

 

 

Bảo tàng Bạch Đằng nằm cạnh ngã tư phường Quảng Yên, trung tâm thị xã. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều hiện vật lịch sử về trận chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 1288, như: Khiên (lá chắn), loa (để làm hiệu lệnh cho quân sĩ), cọc gỗ Bạch Đằng, mảnh vỡ tàu chiến của địch... Ngoài ra, Bảo tàng còn có gần 1.000 hiện vật, tranh ảnh, bản đồ giới thiệu về lịch sử, văn hóa của mảnh đất và con người Quảng Yên, giúp chúng tôi có thêm hành trang du khảo, khám phá miền di sản.

Bảo tàng Bạch Đằng nằm cạnh ngã tư phường Quảng Yên, trung tâm thị xã. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều hiện vật lịch sử về trận chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 1288, như: Khiên (lá chắn), loa (để làm hiệu lệnh cho quân sĩ), cọc gỗ Bạch Đằng, mảnh vỡ tàu chiến của địch... Ngoài ra, Bảo tàng còn có gần 1.000 hiện vật, tranh ảnh, bản đồ giới thiệu về lịch sử, văn hóa của mảnh đất và con người Quảng Yên, giúp chúng tôi có thêm hành trang du khảo, khám phá miền di sản.

 

 

Là một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến với mảnh đất lịch sử Quảng Yên, ngôi chùa Đống Phúc cổ kính, trầm mặc hàng trăm năm nằm ở ngã ba tả ngạn sông Bạch Đằng, phường Yên Giang. Chùa Đống Phúc là di tích ghi dấu bề dày lịch sử, nơi du khách có thể tìm hiểu câu chuyện gắn liền với truyền thống đánh giặc cứu nước hào hùng của dân tộc.

Là một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến với mảnh đất lịch sử Quảng Yên, ngôi chùa Đống Phúc cổ kính, trầm mặc hàng trăm năm nằm ở ngã ba tả ngạn sông Bạch Đằng, phường Yên Giang. Chùa Đống Phúc là di tích ghi dấu bề dày lịch sử, nơi du khách có thể tìm hiểu câu chuyện gắn liền với truyền thống đánh giặc cứu nước hào hùng của dân tộc.

 

 

Tương truyền vào năm 1288, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng lĩnh đã đến chùa cầu an trước trận Bạch Đằng lịch sử và sau chiến thắng, chùa cũng là nơi lập đàn cầu siêu cho các tướng lĩnh tử trận.

Tương truyền vào năm 1288, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng lĩnh đã đến chùa cầu an trước trận Bạch Đằng lịch sử và sau chiến thắng, chùa cũng là nơi lập đàn cầu siêu cho các tướng lĩnh tử trận.

 

 

Vì vậy, chùa đã trở thành nơi ghi dấu thiêng và tưởng niệm đại thắng này. Ngoài ra, Đống Phúc đã từng trở thành nơi truyền bá Phật giáo của trấn An Bang các thời Trần, Lê, Quảng Yên thời Nguyễn. Đến thời kháng chiến chống Pháp, chùa đã thành căn cứ tập kết bí mật của các chiến sỹ cách mạng.

Vì vậy, chùa đã trở thành nơi ghi dấu thiêng và tưởng niệm đại thắng này. Ngoài ra, Đống Phúc đã từng trở thành nơi truyền bá Phật giáo của trấn An Bang các thời Trần, Lê, Quảng Yên thời Nguyễn. Đến thời kháng chiến chống Pháp, chùa đã thành căn cứ tập kết bí mật của các chiến sỹ cách mạng.

 

 

Ngoài ý nghĩa lịch sử, chùa Đống Phúc có cảnh quan hài hòa, kiến trúc độc đáo, là ngôi chùa xây dựng bằng gỗ lim, đá nguyên khối lớn nhất tỉnh. Với tổng diện tích khuôn viên trên 4.000m2, chùa là một tổng thể hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, cây cối và kiến trúc Phật giáo.

Ngoài ý nghĩa lịch sử, chùa Đống Phúc có cảnh quan hài hòa, kiến trúc độc đáo, là ngôi chùa xây dựng bằng gỗ lim, đá nguyên khối lớn nhất tỉnh. Với tổng diện tích khuôn viên trên 4.000m2, chùa là một tổng thể hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, cây cối và kiến trúc Phật giáo.

 

 

Một điểm vô cùng thú vị khi về tham quan, chiêm bái, chúng tôi được tìm hiểu và giới thiệu về cây thị có tuổi đời hơn 700 năm nằm trong khuôn viên chùa. Cây thị già ngày ngày vẫn tỏa bóng mát che chở cho các tăng ni, phật tử, vẫn cho ra những trái chín mặc cho những lớp rêu phong in hằn dấu vết thời gian trên mình.

Một điểm vô cùng thú vị khi về tham quan, chiêm bái, chúng tôi được tìm hiểu và giới thiệu về cây thị có tuổi đời hơn 700 năm nằm trong khuôn viên chùa. Cây thị già ngày ngày vẫn tỏa bóng mát che chở cho các tăng ni, phật tử, vẫn cho ra những trái chín mặc cho những lớp rêu phong in hằn dấu vết thời gian trên mình.

 

 

Ngoài những di tích lịch sử trên, với hơn 200 di tích lịch sử - văn hoá, vùng đất Quảng Yên chắc chắn là điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch khám phá lịch sử và văn hóa Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng của du khách trong và ngoài nước.

Ngoài những di tích lịch sử trên, với hơn 200 di tích lịch sử - văn hoá, vùng đất Quảng Yên chắc chắn là điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch khám phá lịch sử và văn hóa Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng của du khách trong và ngoài nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu