Phát huy khả năng đóng góp của phụ nữ trong xã hội
Xuyên suốt từ Hiến pháp 1946 đến nay, Đảng và Nhà nước luôn bổ sung nhiều chính sách nhằm bảo vệ, đảm bảo sự bình đẳng và phát huy khả năng đóng góp của phụ nữ trong xã hội. Cụ thể là: Luật Hôn nhân và gia đình; Pháp lệnh Vì sự tiến bộ của phụ nữ; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình; Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ.
Mới đây, Bộ Chính trị (Khóa X) đã ban hành Nghị quyết 11 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Ngày 28-8-2008, tại buổi làm việc với Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị (Khóa X) và Nghị quyết Đại hội Phụ nữ lần thứ X, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã nhấn mạnh: Đảng đoàn Hội Phụ nữ cần tập trung đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo cho phụ nữ, nhất là việc tổ chức hội đứng ra tín chấp cho phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất, Hội LHPN cần chủ động tập hợp đội ngũ doanh nhân, chủ doanh nghiệp nữ thuộc các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ, nhất là nữ thanh niên. Phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ. Chủ động xây dựng quy chế phối hợp công tác với các đoàn thể, các bộ, ngành để tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của phụ nữ, phát huy vai trò to lớn của phụ nữ nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Có thể nói, từ việc ban hành hàng loạt các luật, pháp lệnh, nghị quyết, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đảm bảo quyền bình đẳng và lợi ích của phụ nữ, đồng thời phát huy khả năng đóng góp của phụ nữ trong xã hội.
Ý kiến ()