Hai vụ việc, một câu hỏi
Tuy nhiên việc thất thoát hơn 16 nghìn tấn than này được chính TKV khẳng định là không có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, tư lợi cá nhân. Khẳng định là “không tiêu cực” nhưng điều không bình thường là ở chỗ, ngày 18-4-2008, lãnh đạo Công ty Than Mạo Khê đã có văn bản gửi Công an tỉnh Quảng Ninh, “tự nguyện” nộp số tiền 240 triệu đồng để khắc phục một phần giá trị than bị hao hụt.
Vụ việc thứ hai. Mới đây, Công an TX Cẩm Phả đã ra quyết định khởi tố vụ án tham ô tài sản tại Công ty Than Dương Huy, khởi tố bị can và bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan đến vụ án. Hành vi tham ô xảy ra tại Trạm cân Cảng Km6 của Công ty Than Dương Huy. Trong vòng 2 ca sản xuất, khi xuất hàng cho đoàn sà lan trọng tải gần 1.000 tấn, bằng cách vô hiệu hóa cân điện tử, các đối tượng trên đã phù phép chiếm đoạt 58 tấn than.
Nếu coi vụ việc thứ nhất là bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, thì bài học ấy không được “học tập”, dẫn đến tái diễn ở vụ việc thứ hai.
Một câu hỏi đặt ra là, phải chăng trong khâu tiêu thụ than của TKV đang có một “lỗ hổng” lớn? Và chính “lỗ hổng” này giải thích cho một vấn đề từng được đặt ra là nguồn gốc than xuất lậu từ đâu?
TKV cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân, quản lý phương tiện khâu tiêu thụ than, nhất là ở các trạm cân, điểm xuất than.
Ý kiến ()