20
18
/
1100660
Chuyện những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”
longform
Chuyện những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”
Ảnh với chú thích

Chuyện những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

Những năm qua, đội ngũ Bí thư chi bộ, trưởng thôn, khu, bản trên địa bàn tỉnh không ngừng phát huy vai trò, trách nhiệm trong gắn kết cộng đồng, góp phần làm thay đổi các khu dân cư. Họ đã gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến, đối thoại cởi mở với nhân dân; luôn là người gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương, được dân tin, ủng hộ và làm theo.

Những “đầu tàu” gương mẫu”

Ở thôn Pẹc Nả, xã Bắc Sơn, TP Móng Cái, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Mả Ngọc Thanh luôn tiên phong, đi đầu trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh, địa phương. Điển hình là khi thôn triển khai mô hình vườn mẫu, anh đã đi đầu cải tạo lại vườn tạp của gia đình để trồng các loại quả cho giá trị kinh tế cao như mít thái, cam canh... Từ sự tiên phong của trưởng thôn, nhiều hộ đã mạnh dạn làm theo, xây dựng vườn mẫu để nâng cao thu nhập. Thôn Pẹc Nả có 58 hộ, hiện chỉ còn 1 hộ nghèo theo tiêu chí mới. Nhiều hộ đã có đời sống khá giả, xây được nhà cửa vững chãi, khang trang.

Anh Mả Ngọc Thanh chia sẻ, là người dân tộc Dao nên anh có lợi thế là am hiểu tiếng của dân tộc mình, việc tuyên truyền để bà con hiểu và làm theo rất thuận lợi. Nhưng chỉ nói mà không làm thì bà con chưa tin đâu, là đảng viên thì cứ phải tiên phong làm trước.
Còn ở khu phố 4, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, mỗi khi nhắc đến ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư chi bộ, trưởng khu phố 4, bà con luôn bày tỏ sự tôn trọng và yêu mến. Không chỉ là một người bí thư chi bộ, trưởng thôn có có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung, ông Nguyễn Văn Thành còn gương mẫu, đi đầu trong thực hiện nghĩa vụ công dân. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị căn minh, ông đã tháo dỡ 40 m tường rào, hiến 100m2 đất, 01 giếng, 01 bể nước 20m3 để mở rộng đường giao thông trong khu phố. Tương tự như vậy, gia đình ông Bùi Công Tú, Bí thư chi bộ, trưởng thôn 8, xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên đã hiến 15m2 đất ở, tháo dỡ 2 trụ cổng, 12m2 mái tôn và tiền mặt, tổng giá trị hiến là 158 triệu đồng và còn rất nhiều gia đình các cán bộ thôn, bản, khu phố tiêu biểu khác. 

Những người như anh Thanh, ông Thành, ông Tú là hai trong số nhiều gia đình các cán bộ thôn, bản, khu phố đã gương mẫu, đi đầu nêu gương trong phát triển kinh tế, trong hiến đất, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu, đóng góp ngày công lao động để xây dựng nông thôn mới. Họ chính là những tấm gương “người thật, việc thật” đã có sức lan tỏa lớn, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, mang lại hiệu quả thiết thực.

Ảnh với chú thích
Ở thôn Pẹc Nả, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn người dân tộc Dao Mả Ngọc Thanh (người cáo xanh) luôn tiên phong, đi đầu trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh, địa phương.

Bên cạnh đó, với mục tiêu triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, gắn với hoàn thành xây dựng nông thôn mới  tỉnh Quảng Ninh năm 2022,  đội ngũ cán bộ, thôn, bản, khu phố đã tích cực tham gia và có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, qua đó góp phần thay đổi nhận thức, người dân xác định rõ vai trò chủ thể của mình trong chương trình xây dựng nông thôn mới, từ chỗ ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước sang chủ động, tích cực tham gia phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội; phong trào tự nguyện thoát nghèo có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Với sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân, đến hết năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 0,14%; 9/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông nông thôn mới, 98/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 43/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 19/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 

Hạt nhân đoàn kết trong cộng đồng dân cư

Ảnh trong văn bản Ảnh trong văn bản
Ảnh trong văn bản

Những người Bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, khu phố luôn là tích cực tuyên truyền, vận động, tạo sự đoàn kết trong khu dân cư. 

Là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở, những người Bí thư chi bộ, trưởng thôn, khu bản ở Quảng Ninh luôn bền bỉ với công việc, kiên trì vận động, kết nối người dân, tạo sự đoàn kết trong khu dân cư. Chính sự tận tụy đó đã đưa họ trở thành những hạt nhân đoàn kết, góp phần xây dựng nhiều khu dân cư ngày càng vững mạnh. Bằng sự uy tín, trách nhiệm của mình, họ đã thành công huy động đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh và địa phương. Họ tích cực vận động, tuyên truyền sâu rộng nhằm thu hút, cổ vũ, động viên Nhân dân tham gia; phát huy, khơi dậy sức sáng tạo, sự hiến kế từ Nhân dân trong triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua như “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Ngày Chủ nhật xanh”, “5 không, 3 sạch”, “Thắp sáng đường quê”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Dân vận khéo”… Thông qua các cuộc vận động, các phong trào thi đua, xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo của đội ngũ cán bộ thôn, bản, khu phố được cấp ủy, chính quyền nhân rộng và phát huy hiệu quả. Riêng phong trào thi đua “Dân vận khéo”, từ năm 2017 đến nay, có nhiều mô hình điển hình, tiêu biểu của các cán bộ thôn, bản, khu phố đã được Ủy ban nhân tỉnh tặng bằng khen. Việc thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua đã góp phần không nhỏ tạo nên kết quả, dấu ấn đậm nét của tỉnh Quảng Ninh, củng cố vững chắc niềm tin trong Nhân dân, tạo sự đồng thuận sâu rộng trong xã hội, nhân lên niềm tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Cùng với đó, đội ngũ Bí thư chi bộ, trưởng thôn, khu, bản đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia giải phóng mặt bằng để triển khai, thực hiện các công trình dự án động lực, trọng điểm của tỉnh: Nhất là dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 3, cầu Cửa Lục 1... đều bảo đảm rất kịp thời yêu cầu về công tác giải phóng mặt bằng. Điển hình là dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sau điều chỉnh, phải thực hiện giải phóng mặt bằng gần 187 ha, ảnh hưởng đến 1.168 hộ dân, tổ chức tại 05 địa phương (Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái), tuy nhiên, chỉ sau 15 ngày phát động “Chiến dịch 30 ngày đêm” giải phóng mặt bằng, đã có 1.168/1.168 hộ dân và tổ chức bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, xác lập kỷ lục chưa từng có trong công tác giải phóng mặt bằng từ trước đến nay. Có được thành quả đó phải kể đến sự tham gia tích cực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thôn, bản, khu phố, nhất là trong công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của dự án, quyền lợi ích của Nhân dân; giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phối hợp nắm bắt, giải đáp thắc mắc, tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng để chuyển tới cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ, giải quyết. 

Ảnh với chú thích
Các đảng viên thôn Phú Cường, xã Yên Than (huyện Tiên Yên) bỏ phiếu bầu Bí thư chi bộ tại đại hội.

Đội ngũ bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố; trưởng ban công tác mặt trận cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các lễ hội văn hóa của dân tộc Sán Chỉ (xã Đại Dực, huyện Tiên Yên), ngày hội văn hóa dân tộc Dao, Tày ở huyện Bình Liêu; Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc… được duy trì tổ chức, thu hút sự hưởng ứng tham gia đông đảo của Nhân dân và du khách; qua đó, vừa tạo sân chơi, môi trường sinh hoạt, giao lưu văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, vừa góp phần thiết thực trong gìn giữ, bảo tồn và giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa các dân tộc. Tích cực tuyên truyền, vận động, đoàn kết tập hợp hội viên và Nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến năm 2021, toàn tỉnh có 100% khu dân cư đạt danh hiệu thôn, khu phố văn hóa; 95% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Là những thành viên nòng cốt của tổ hòa giải ở cơ sở, các cán bộ thôn, bản, khu phố đã tham gia hiệu quả, có chất lượng vào 1.549 tổ hòa giải ở cơ sở trong việc, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh, phòng ngừa diễn biến phức tạp dẫn đến tranh chấp lớn, khiếu kiện gây mất đoàn kết trong khu dân cư... góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 5 năm qua, đã tổ chức hòa giải trên 10.000 vụ việc, trong đó hòa giải thành trên 8.000 vụ viêc (đạt 80%). Bên cạnh đó, các cán bộ thôn, bản, khu phố tham gia tích cực vào hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tình hình và tiến độ thực hiện các công trình, dự án, việc thực hiện các quy định về chỉ giới đất đai và sử dụng đất, bảo vệ môi trường, những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sống của cộng đồng…. Qua giám sát đã kịp thời kiến nghị với các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý những vấn đề còn bất cập, chưa đúng quy định, góp phần tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực làm thất thoát nguồn lực trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.

Công tác bảo đảm an ninh trật tự tại thôn, bản, khu phố được đội ngũ cán bộ thôn, bản, khu phố đặc biệt quan tâm; theo đó, các cán bộ thôn, bản, khu phố đã chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân đề cao tinh thần cảnh giác, phát huy tính tự quản, bảo vệ tài sản của Nhân dân, tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, động viên giúp đỡ, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi không tái phạm; đồng thời tham gia có trách nhiệm trong tổ tự quản về an ninh trật tự. Hiện nay, toàn tỉnh đang duy trì hiệu quả mô hình “Tổ nhân dân tự quản về an ninh trật tự” với 4.131 tổ, cụm nhân dân tự quản an ninh trật tự tại các thôn, khu dân cư. Các mô hình tự quản cơ bản đều phát huy tác dụng tích cực, nâng cao hiệu quả công tác tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải, góp phần giữ vững an ninh trật tự, làm giảm tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm trộm cắp tại địa bàn cơ sở 

Bảo Bình

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu