
7 thực phẩm người cao tuổi bị cường giáp nên tránh
Cường giáp là bệnh lý nội tiết cần kiểm soát chặt chẽ cả bằng thuốc lẫn chế độ ăn. Dưới đây là 7 thực phẩm cần tránh đặc biệt với người lớn tuổi.
Cường giáp là gì và tại sao người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng hơn?
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất ra nhiều hormone hơn nhu cầu cơ thể. Điều này dẫn đến hàng loạt triệu chứng như sụt cân nhanh, tim đập nhanh, hồi hộp, lo lắng, run tay, và mệt mỏi dai dẳng. Ở người lớn tuổi, các triệu chứng có thể diễn biến âm thầm nhưng hậu quả lại nặng nề hơn do sức đề kháng yếu và khả năng chuyển hóa giảm.
Theo bác sĩ Jason Cohen - chuyên gia nội tiết tại Bệnh viện Mount Sinai (New York), "cường giáp ở người lớn tuổi có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý tuổi già khác như trầm cảm, sa sút trí tuệ hoặc tiểu đường. Vì vậy, điều trị cần song hành với việc kiểm soát chế độ ăn".
Ngoài thuốc, việc lựa chọn thực phẩm đúng cách là một phần quan trọng trong việc làm dịu hoạt động của tuyến giáp, hỗ trợ hấp thụ thuốc và ổn định nội tiết tố.
7 thực phẩm người lớn tuổi nên tránh nếu mắc cường giáp
Rau họ cải (súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn...): Chứa hợp chất goitrogen - gây cản trở hấp thụ i-ốt, yếu tố thiết yếu cho tuyến giáp hoạt động. Nên hạn chế ăn sống hoặc chỉ ăn với lượng vừa phải, nấu chín kỹ.
Đậu nành và sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, miso...): Đậu nành chứa isoflavone, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc tuyến giáp".
Gluten (trong lúa mì, mì ống, bánh mì): Gluten có thể gây viêm và ảnh hưởng tiêu hóa, nhất là với người nhạy cảm. Nghiên cứu trên Tạp chí Experimental and Clinical Endocrinology & Diabetes cho thấy chế độ ăn không gluten giúp kiểm soát tuyến giáp tốt hơn ở nhiều bệnh nhân.
Đồ chế biến sẵn (snack, đồ hộp, thực phẩm đông lạnh): Hàm lượng natri cao trong các loại này có thể khiến tuyến giáp “quá tải”. Cắt giảm natri là điều bắt buộc trong chế độ ăn cho người bị cường giáp.
Thực phẩm quá nhiều chất xơ: Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa nhưng tiêu thụ vượt mức (trên 38g/ngày) có thể cản trở hấp thu thuốc. Người trên 50 tuổi nên kiểm soát lượng chất xơ theo khuyến nghị của chính phủ Mỹ.
Rượu, bia: Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nội tiết và Chuyển hóa Ấn Độ, rượu có thể gây ức chế hoạt động của tuyến giáp và làm giảm hiệu quả điều trị. Loại bỏ rượu khỏi chế độ ăn là quyết định đúng đắn.
Sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, bơ, sữa chua...): Chuyên gia dinh dưỡng Lovneet Batra (Delhi) cho biết các sản phẩm từ sữa có thể làm rối loạn nội tiết và gây khó hấp thụ canxi, đặc biệt với bệnh nhân cường giáp.
Ý kiến ()