Vào và ra
Chính vì thế mới có nghịch lý, trường đại học uy tín là trường tuyển chọn được nhiều thí sinh thi vào điểm cao, chứ không là trường đào tạo sinh viên ra trường có chất lượng.
Chuyện vào và ra của cán bộ, công chức lại khác. Cứ được là cán bộ, công chức là yên tâm biên chế làm việc cho đến khi nghỉ hưu. Nghĩa là, chỉ phấn đấu trở thành cán bộ, công chức, còn khi đã đạt mục đích rồi thì thế nào cũng được. Cơ chế, chính sách không thể sa thải những cán bộ, công chức không vi phạm kỷ luật nhưng hoạt động không hiệu quả, thậm chí không đáp ứng được yêu cầu công việc. Chính sách tinh giản biên chế cũng là giải quyết tình trạng này, quân số đông nhưng việc không chạy, không hiệu quả.
Mới đây, trong một hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói: “Giáo viên được nhận vào biên chế sẽ rất khó bị đuổi việc. Do vậy, sắp tới giáo viên sẽ làm việc theo hợp đồng dài hạn và nếu dạy không tốt sẽ phải ra khỏi ngành”.
Như vậy, ngành GD-ĐT, sẽ là ngành đầu tiên phá vỡ cái vòng cứ vào không có ra của việc tuyển dụng cán bộ, công chức. Đây không phải làm giảm quyền lợi của cán bộ, công chức, mà là tạo cơ hội cho những người có năng lực, có tâm huyết với ngành cống hiến hết sức mình. Người lao động nói chung, giáo viên nói riêng có quyền lựa chọn nhà trường đáp ứng được yêu cầu của mình. Ngược lại, học sinh và phụ huynh học sinh có quyền lựa chọn giáo viên để dạy dỗ con em mình.
Như vậy, thời buổi hôm nay không có chỗ cho những người coi được làm cán bộ, công chức là vĩnh viễn. Là cán bộ, công chức, nếu không hoàn thành nhiệm vụ vẫn bị sa thải.
Chuyện vào và ra bây giờ đã khác.
Ý kiến ()