Tranh thủ thời cơ vàng để vượt lên
GDP bình quân đầu người năm 2005 tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (USD) (Năm 2006,GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 720 USD, khả năng năm 2007 sẽ đạt 820 USD)
GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới bằng trên một phần mười của thế giới và chưa bằng một nửa mức bình quân của khu vực, đứng thứ 7 trong 11 nước ASEAN, đứng thứ 132 thế giới - tức vẫn thuộc nửa dưới trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo tính toán sơ bộ, cứ với tốc độ như hiện nay Việt Nam còn phải mất 5-6 năm nữa mới bằng mức hiện nay của Philippin, Indonesia;còn để bằng mức Thái Lan phải mất vài chục năm, bằng mức của Malaysia phải mất ba bốn chục năm, bằng mức của Brunei và Singapore phải mất nhiều năm hơn nữa. Nếu tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2005 mới đạt khoảng 3.112 USD (năm 2006 đạt khoảng 3.400 USD), trong khi mức bình quân chung của khu vực là 4.800 USD, của Indonesia 4.446 USD, của Philippines 4.865 USD, Thái Lan 8.563 USD, Malaysia 11.126 USD, Brunei 24.946 USD, Singapore 28.428 USD.
Như vậy, tuy chênh lệch có ít hơn so với tính bằng tỷ giá hối đoái nhưng vẫn còn cách khá xa. Việt Nam từ chỗ không có tên trên bản đồ kinh tế thế giới, lại trải qua mấy chục năm bị chiến tranh tàn phá, đạt được kết quả như ngày nay cũng là thành tựu to lớn. Tuy nhiên Việt Nam cần tranh thủ "thời cơ vàng", đồng thời cũng phải vượt qua "thách thức đen". "Thời cơ vàng" có nhiều nhưng nổi lên một số điểm chủ yếu. Chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện chỉ tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội. Thị trường rộng mở, vị thế thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo điều kiện cho xuất khẩu tăng tốc. Đầu tư nước ngoài ở cả các nguồn (nguồn vốn đầu tư trực tiếp, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn vốn đầu tư gián tiếp) đều tăng tốc và đạt kỷ lục mới - tính đến nay số thực hiện đã bằng tương với GDP năm 2006 (đầu tư trực tiếp 35 tỉ USD, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 18 tỉ USD, nguồn vốn đầu tư gián tiếp theo thị giá khoảng trên 6 tỉ USD ). Tốc độ tăng dân số thấp hơn của khu vực (1,3% so với 1,5%) và một số nước như Malaysia, Indonesia, Philippines…).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt liên tục trong thời gian dài (25 năm chỉ sau kỷ lục 28 năm của CHND Trung Hoa) và gần đây đạt tốc độ cao hơn… "Thách thức đen" cũng không phải không có. "Ra biển lớn" nhưng hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, nên nhập khẩu còn có thể tăng cao hơn so với xuất khẩu, làm gia tăng nhập siêu, làm cho hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước "thua trên sân nhà". Lao động đông, giá nhân công rẻ là một lợi thế nhưng chất lượng và năng suất lao động thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao (tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị chỉ còn trên 5% nhưng nếu quy từ số thời gian chưa có làm việc, đặc biệt ở khu vực nông thôn ra thì số người cần phải giải quyết việc làm hiện lên tới 10 triệu người).
Bộ máy hành chính cồng kềnh, thủ tục hành chính còn nặng nề, tình trạng lãng phí, tham nhũng, buôn gian bán lận khắc phục chậm tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa bảo đảm… Đã bắt đầu xuất hiện tư tưởng chủ quan, thỏa mãn thậm chí kiêu ngạo ở một số bộ phận cán bộ, Đảng viên …
Ý kiến ()