Phòng, chống cháy nổ
Điều đáng nói ở vụ cháy, là sau khi nó gây ra hậu quả nghiêm trọng, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng mới giật mình phát hiện cơ sở sản xuất này không có giấy phép hoạt động và nhà xưởng chỉ có duy nhất một cửa ra vào, không hề có cửa thoát hiểm. Đây cũng là nguyên nhân khiến số đông công nhân không thể thoát ra ngoài kịp khi ngọn lửa bùng cháy lan rộng...
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên đáng buồn, là cũng vào thời điểm xảy ra vụ cháy trên (khoảng từ 15 giờ đến 16 giờ, ngày 29-7), tại khu vực hòn Bánh Chưng trên Vịnh Hạ Long, tàu chở khách mang tên Hòa Bình, BKS QN-1346 đã bốc cháy khi đang trên đường chạy đi tránh bão số 3. Được biết mặc dù tàu đã được các nhân viên trên tàu và các tàu bạn hỗ trợ chữa cháy bằng các thiết bị tại chỗ, nhưng không hiệu quả do gió to lửa lan nhanh nên đã thiêu rụi con tàu. Rất may trên tàu lúc đó không có khách, nên không gây thiệt hại về người...
Tất nhiên các vụ cháy trên đều đã được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ và quy trách nhiệm cho những cá nhân, tập thể có liên quan. Song từ thực tế này đã cho thấy công tác phòng cháy, chữa cháy ở nhiều địa phương, đơn vị, phương tiện và cả trong các hộ dân còn nhiều sơ hở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ cao. Đặc biệt là việc kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ chưa được thường xuyên, thiếu cụ thể, thậm chí có nơi bị buông lỏng. Chính điều này nhiều khi đã vô tình “tiếp tay” cho giặc lửa gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Mọi cơ quan, đơn vị và người dân nếu luôn thường trực ý thức phòng, chống cháy nổ ở mọi lúc, mọi nơi và tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này thì chắc chắn đã không xảy ra những vụ cháy nổ đáng tiếc cướp đi sinh mạng của nhiều người và làm thiệt hại nghiêm trọng về tài sản như những vụ cháy nêu trên. Đồng thời các cơ quan chức năng cũng cần nghiêm khắc, thường xuyên hơn trong việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống cháy nổ...
Ý kiến ()