Hệ quả của bệnh thành tích
Cụ thể, cấp tiểu học có hơn 417 ngàn học sinh (chiếm 5,7%); cấp THCS có 1,02 triệu học sinh (chiếm 16,9%); cấp THPT có 694 ngàn học sinh (chiếm 23,16%). Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự buồn phiền trước những con số “biết nói” này: Chúng ta làm sao có thể yên tâm, hài lòng với những con số nhức nhối này. Và ông thừa nhận đa phần số học sinh này thuộc đối tượng con em các dân tộc thiểu số, cư dân làng chài, học sinh những vùng nông thôn còn nhiều khó khăn... Trong số các nguyên nhân của tình trạng có quá nhiều học sinh yếu kém có trách nhiệm của chính quyền địa phương, các đoàn thể, giáo viên, gia đình và học sinh. Tựu trung đó là hệ quả của căn bệnh thành tích đã tồn tại từ nhiều năm qua.
Mục tiêu của ngành Giáo dục là đến hết năm học 2008-2009 giải quyết dứt điểm tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp và có biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ học sinh phổ thông học lực yếu kém.
Những ước muốn và tham vọng đưa ra của ngành Giáo dục là rất đáng trân trọng và tạo sự phấn khởi trong nhân dân. Tuy nhiên, qua thực tế hơn một học kỳ triển khai cuộc vận động “Hai không”, thấy rằng sự chuyển biến chưa nhiều. Đặc biệt sẽ rất khó đạt được mục tiêu nếu phương pháp giảng dạy vẫn như hiện nay, khi cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học vẫn thiếu thốn và bất cập; khi chương trình sách giáo khoa vẫn nặng nề và quá tải; khi mối quan hệ nhà trường-gia đình và xã hội chưa có chuyển biến tích cực...
Để khắc phục căn bản bệnhthành tích trong giáo dục, tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp và giảm tỷ lệ học sinh yếu kém xin hãy bắt đầu từ ngành Giáo dục, từ các nhà trường và đội ngũ giáo viên. Bởi không có bậc phụ huynh nào mong muốn con em mình thẳng tiến qua các cấp học bằng một cái đầu rỗng. Trước khi trách người hãy tự soi lại mình. Đó là cách giúp tiến bộ nhanh nhất.
Ý kiến ()