Tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Tháp Đôi đi vào câu ca dao trữ tình của người Quy Nhơn: “Cầu Đôi liền với Tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng”. Tháp Đôi được xếp vào một trong những tháp đẹp độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chăm. Tháp Đôi Bình Định được xem là một trong những quần thể tháp đẹp nhất của hệ thống tháp Chăm rải rác khắp vùng duyên hải Nam Trung bộ.Theo tài liệu của Ban Quản lý Tháp Đôi có niên đại cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, là một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo đặc sắc. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn (bên phải) cao khoảng 25m, tháp nhỏ cao 23m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng Nam.Tháp Đôi nhìn từ bên hông.Giống như nhiều tháp Chăm khác, Tháp Đôi cũng được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ chất kết dính đặc biệt, một kỹ thuật xây độc đáo chỉ có ở người Chăm mà ngày nay người ta vẫn chưa giải mã được.Các góc tháp đều được trang trí bằng tượng chim thần Garuda (mình người, đầu chim) bằng đá. Garuda là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo. Theo thần thoại Ấn Độ, Garuda là biểu tượng của mặt trời, không khí và lửa.Trang trí hoa văn trên bệ tháp.Bước vào bên trong tháp chính có thờ bộ ngẫu tượng Linga – Yoni. Linga được đặt trên bệ Yoni tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, là nguồn gốc mọi sự sinh sôi nảy nở, thể hiện tín ngưỡng phồn thực phổ biến của người nông dân Chăm.Hàng ngày có rất nhiều du khách đến tham quan Tháp Đôi.
Ý kiến ()