Xử lý nghiêm để giáo dục, răn đe
Qua kiểm tra, phương tiện không có giấy tờ, đặc biệt trên thuyền còn có nhiều dụng cụ để khai thác hải sản trái phép có tính huỷ diệt như: máy phát điện, bình ắc quy, bộ kích điện, bình ôxy, máy dò cồn, quần áo lặn, súng bắn cá... Đây là những loại dụng cụ lần đầu tiên được phát hiện trên khu vực Vịnh Hạ Long.
Cũng tại địa điểm trên, sau 30 phút, Đội kiểm tra xử lý còn phát hiện một tàu vỏ gỗ, trên tàu có chở 1 tấn trầm phất dụ núi cùng 20 người quê ở Ninh Bình đi khai thác phất dụ trên các đảo đá.
Thời gian trước đây, cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần phát hiện, bắt giữ một số đối tượng khai thác san hô, đá, cây cảnh trong khu vực bảo vệ tuyệt đối của Vịnh Hạ Long.
Có thể nói với việc thành lập và đi vào hoạt động của Đội kiểm tra xử lý vi phạm thuộc Ban Quản lý Vịnh Hạ Long (tháng 1-2007) bước đầu đã mang lại kết quả.Việc phát hiện, xử lý các vụ vi phạm trên là những minh chứng cụ thể.
Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, diện tích vịnh Hạ Long rất lớn, bao gồm hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, trong khi quân số, phương tiện của Đội kiểm tra xử lý lại hết sức nhỏ bé. Thực tế này là một khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý, bảo vệ di sản. Bởi vậy công tác giáo dục, tuyên truyền để người dân chấp hành tốt các quy định vẫn là biện pháp chủ yếu. Song, để tăng tính giáo dục, răn đe thì với các vụ việc vi phạm cụ thể phải được xử lý nghiêm khắc để làm gương cho nhiều người khác. Bên cạnh đó cơ quan chức năng cần xây dựng một lực lượng thông tin viên, cộng tác viên mạnh, hoạt động ở nhiều địa bàn để làm tai mắt, kịp thời thông báo các đối tượng vi phạm.
Di sản Vịnh Hạ Long là tài sản của thế giới, của quốc gia, mọi người đều phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ...
Ý kiến ()