Tuổi cao, chí càng cao
Pháp lệnh Người cao tuổi khẳng định: “Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của người cao tuổi là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội, là thể hiện bản chất tốt đẹp, đạo lý, truyền thống của dân tộc ta”.
Hiện nay người cao tuổi đã tích cực tham gia vào các hoạt động: Giáo dục truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"; truyền thụ kiến thức văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và hoà giải các tranh chấp, mâu thuẫn tại cộng đồng dân cư; đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật; tư vấn chuyên môn, kỹ thuật; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ... Nhiều cán bộ, nhà khoa học, nhà giáo, văn nghệ sĩ, báo giới... khi về hưu nhưng vẫn tiếp tục hoạt động chuyên môn và tham gia công tác xã hội. Mới đây cựu nhà giáo 77 tuổi Lê Hiền Đức (tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ) ở Hà Nội, từ tích cực chống tiêu cực mà đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng Liêm chính (Integrity Awards) của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) là một ví dụ điển hình.
Hiện nay với ưu thế của công nghệ thông tin đã làm cho nhiều người cao tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia hoạt động hiệu quả, nhất là giới trí thức.
Ý kiến ()