Thực phẩm “bẩn”
Cụ thể đó là dầu hào, nước mắm, mít, sầu riêng... Đặc biệt những ngày qua, các khách hàng Nhật Bản đã phản ứng trước việc phát hiện dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Theo khuyến cáo, các nhà nhập khẩu Nhật Bản sẽ ngừng nhập hàng thuỷ sản của Việt Nam nếu không đảm bảo VSATTP. Và mới đây cơ quan chức năng còn phát hiện bồn chứa nước cũng gây hại cho sức khoẻ vì hàm lượng hoá chất trong nguyên liệu quá cao.
Có thể nói vấn đề VSATTP hiện nay đang ở mức báo động. Với các cơ sở sản xuất trong nước chúng ta còn chưa kiểm soát được nói gì đến các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào. Hiện nay Trung Quốc cũng đang hết sức bức xúc trước thực trạng thực phẩm “bẩn”. Trên thị trường nội địa hiện nay các sản phẩm, mặt hàng do Trung Quốc sản xuất được bày bán với một khối lượng khá lớn. Nhưng không ai dám chắc rằng nó có đảm bảo vệ sinh an toàn hay không, kể cả các cơ quan chức năng. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đang phải sống chung với thực phẩm “bẩn”. Và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ là rất lớn.
Hằng năm chúng ta đều phát động Tháng VSATTP. Thế nhưng hiệu quả hoạt động của tháng hành động này rất thấp. Có chăng cũng thành lập đoàn này, đoàn nọ đi kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến, hộ kinh doanh nhưng việc phát hiện ra các sản phẩm bẩn, các hộ vi phạm là rất ít. Trong khi đó các sản phẩm không đảm bảo an toàn vẫn tràn lan trên thị trường. Lý do muôn thuở mà các ngành chức năng đưa ra vẫn là thiếu con người, trang thiết bị, kinh phí v.v... Điều này chỉ đúng một phần vì còn một cái thiếu quan trọng nữa không thấy các ngành chức năng đưa ra là thiếu trách nhiệm, thiếu lương tâm...
Vì tính mạng của người dân, vì sức khoẻ của cộng đồng mong các cơ quan chức năng, những người được giao nhiệm vụ hãy nêu cao trách nhiệm, coi sức khoẻ của người dân như sức khoẻ của chính mình và người thân của mình. Khi đó chắc chắn mọi khó khăn sẽ được khắc phục, đẩy lùi...
Ý kiến ()