Tay nghề và việc làm
Thực tế này dẫn đến không ít cử nhân, kỹ sư của hệ đào tạo tại chức có trình độ rất chơi vơi. Với trình độ ấy, họ làm công nhân thì không thạo nghề, họ làm chuyên môn kỹ thuật thì năng lực yếu, không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đào tạo không theo nhu cầu của doanh nghiệp mà lại chiều theo nhu cầu tâm lý bằng cấp của người học thì sẽ dẫn tới tình trạng người lao động khó tìm việc làm, doanh nghiệp khó tuyển lao động có tay nghề theo yêu cầu.
Không lúc nào vấn đề đào tạo nghề lại cần kíp như lúc này. Tuy công tác này đã được đẩy mạnh, nhưng người lao động qua đào tạo kỹ năng nghề hiện nay mới đạt 24,5%. Hệ thống dạy nghề hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu lao động trình độ cao.
Mới đây, tại buổi làm việc với Tổng cục Dạy nghề, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu: “Những năm tới sứ mạng của chúng ta là trang bị kỹ năng nghề nghiệp để bước vào đời cho 2/3 dân số Việt Nam. Con đường vào đời của thanh niên không chỉ là đào tạo qua đại học mà còn là học nghề, đó sẽ là một tư duy mới mà xã hội sẽ ủng hộ. Vì vậy, Chính phủ sẽ quan tâm đúng mức, có những chỉ đạo quyết liệt hơn nữa cho công tác đào tạo và dạy nghề trong những năm sắp tới”.
Con đường vào đời của thanh niên không chỉ là đào tạo đại học mà còn là học nghề. Trong thực tế, nhiều thanh niên do có tay nghề đã thành đạt trong làm ăn, trở nên giàu có. Tay nghề càng cao thuộc nghề mà các doanh nghiệp đang cần thì càng dễ tìm việc làm.
Là thanh niên, cần thiết phải có trình độ của một nghề nào đó. Hạnh phúc nhất là được học và hành nghề mà mình yêu thích.
Ý kiến ()