Phù hợp thị trường, đáp ứng hội nhập
Theo báo cáo tại hội nghị, qua 5 năm thực hiện (2001-2005), bằng các hình thức sắp xếp, đổi mới, các DNNN đã phát triển theo hướng đa sở hữu, mở rộng kinh doanh và đạt được một số thành tựu quan trọng, đặc biệt là mang lại hiệu quả rõ rệt cho hoạt động của DN. Tuy nhiên, DNNN được cơ cấu lại khá cơ bản song quy mô sản xuất của nhiều DN chưa lớn. Nhiều DN còn sử dụng công nghệ cũ và lạc hậu, sức cạnh tranh kém. Tỷ lệ nợ trên vốn của nhiều DN còn quá cao nên không có khả năng thanh toán hoặc khả năng thanh toán nợ thấp. Nói chung, kết quả sản xuất kinh doanh của DN chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước... Nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế là do cơ chế chính sách về hoạt động này chưa hoàn chỉnh.
Cũng theo Website Chính phủ, nhằm nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định (Quyết định 224/2006/QĐ-TTg) ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN. Theo đó có 3 hình thức giám sát doanh nghiệp: Giám sát nội bộ do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện; giám sát gián tiếp qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của chủ sở hữu và giám sát trực tiếp là việc kiểm tra, nắm tình hình trực tiếp tại doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là: Doanh thu và thu nhập khác (áp dụng chỉ tiêu sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế gồm: điện, than, dầu khí, xi măng); lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước; nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; tình hình chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách, tín dụng, bảo hiểm, bảo vệ môi trường, lao động, tiền lương, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo tài chính và báo cáo khác; tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
Ý kiến ()