Kêu gọi chắt chiu!
Đơn vị này cũng từ chối thanh toán số tiền ước khoảng 30 tỉ đồng chi chưa đúng chế độ. Cũng với những khoản chi sai phạm như trên, đều đặn qua từng tháng, từng quý của năm 2008, con số này cũng được xác định khoảng trên dưới 200 tỉ đồng.
Diễn biến trái chiều với những thông tin trên, cũng trong tuần qua Tổng cục Thuế bày tỏ những lo ngại về sự tác động của khủng hoảng kinh tế lên hệ thống thu ngân sách. Sự lo ngại này hoàn toàn có lý bởi trước mắt, cùng với việc cắt giảm các dòng thuế, Nhà nước cũng có chủ trương dãn thuế thu nhập cho DN và cá nhân. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Hạnh Thu khẳng định: Năm 2009 là thời điểm khó khăn nhất đối với công tác thu ngân sách. Ngay tại địa bàn Hà Nội - nơi có nguồn thu dồi dào, nhưng 2 tháng đầu năm 2009 đều đã không đạt dự toán.
Cá biệt như tháng 1.2009, số thuế từ tiền thuê đất chỉ có vỏn vẹn
8 tỉ đồng. Vì thế, ngành thuế kêu gọi các cơ quan trực thuộc cần "chắt chiu" để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thuế như dòng máu, là nguồn nuôi dưỡng cơ thể nền tài chính cũng như hành chính công của mỗi quốc gia. Với "cơ thể đang phát triển", nền tài chính VN từ lâu nay đã luôn ở trong tình trạng "thiếu máu". Chính vì lẽ ấy, Chính phủ luôn kêu gọi thực hiện tiết kiệm, trong đó tiết kiệm trong chi thường xuyên, chi tiêu hành chính công là một trong những biện pháp quan trọng đang được chắt chiu. Từ năm 2008, Chính phủ đã thực hiện tiết kiệm 10% chi tiêu công; trước đó, Chính phủ cũng thắt chặt việc mua sắm xe công, trang thiết bị, chi tiêu đi nước ngoài thăm thú, công tác...
Tuy nhiên, cho đến nay trong khi nền tài chính VN vẫn chưa tiết kiệm được bao nhiêu; nhưng lượng tiền thất thoát thì dường như vẫn đều đặn chảy. Theo như báo cáo của Bộ Tài chính, mỗi ngày (kể cả ngày nghỉ) trong tháng 2.2009 qua đi, đã có hơn 1 tỉ đồng đã bị chi tiêu lãng phí, trái chế độ quy định. Bên cạnh đó, sự "mất máu" này lại diễn ra "đều đặn, thường xuyên", năm này qua năm khác bởi "virus" vẫn ký sinh.
Vấn đề nguy hiểm và đáng cảnh báo là ở chỗ: "Cơ thể đang phát triển" và "thiếu máu" thì sự "mất máu" sẽ gây suy yếu nghiêm trọng. Từ những phân tích trên thì sẽ thấy, ở một đất nước đang phát triển với nền tài chính luôn thiếu tiền, thì sự chắt chiu từng "giọt máu" cho nền kinh tế sẽ có ý nghĩa biết nhường nào. Âậy vậy mà người ta cứ làm sai, làm "mất máu" và rồi mọi chuyện vẫn qua, chỉ rút... kinh nghiệm và chỉ được kêu gọi... chắt chiu(!?). Nếu cứ thế thì biết đến bao giờ VN mới có một nền tài chính hùng mạnh?
Ý kiến ()