Hội nhập - Nhìn từ Vịnh Hạ Long
Những vấn đề sau hội nhập quốc tế của Vịnh Hạ Long là thế, còn khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì những vấn đề gì đặt ra?
Đánh giá sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta dùng hình ảnh: Thuyền và biển. WTO như biển lớn, còn kinh tế Việt Nam là thuyển. Con thuyền kinh tế Việt Nam gia nhập WTO là đã ra “biển lớn”. Có ra biển lớn thì mới bắt được nhiều cá lớn. Có nhiều cá lớn thì phải bán ở chợ lớn, cách bán phải chuyên nghiệp. Mà muốn ra biển lớn thì phải có thuyền lớn, còn nếu thuyền nhỏ thì phải biết lựa dòng. Muốn làm được thế thì thuyền trưởng phải giỏi, thuỷ thủ phải giỏi.
Còn có cách ví gia nhập WTO là vào “sân chơi lớn”. Sân chơi lớn thì đối thủ sẽ lớn, cách chơi, kiểu chơi sẽ chuyên nghiệp, hiện đại. Do đó chúng ta phải có đủ trí lực, vật lực để tham gia cuộc chơi. Để chơi được cách chơi mới, cuộc chơi lớn thì chúng ta phải điều chỉnh cách chơi (luật) của mình.
Có người ví gia nhập WTO như “trường học, trường thi”. Với quy chế học và thi ngặt nghèo đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp học mới, nếu không muốn rớt lại. Có quyết tâm học tập, quyết tâm thi và thi đỗ chúng ta mới từng bước trưởng thành được.
Cứ những hình ảnh này mà quy chiếu ra tình hình thực tế của đất nước thì chúng ta thấy biết bao việc phải làm khi gia nhập WTO.
Từ việc gia nhập danh sách Di sản Thế giới của Vịnh Hạ Long, cho thấy, Việt Nam gia nhập WTO sẽ có những thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực để vượt qua và đồng thời đây cũng là cơ hội lớn nhất để phát triển kinh tế đất nước.
Ý kiến ()