Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 24/11/2024 05:31 (GMT +7)
Hiệu ứng Đôminô
Thứ 3, 06/02/2007 | 08:24:10 [GMT +7] A A
Ở một dãy phố của TP Hạ Long từng xảy ra đổ nhà theo hiệu ứng đôminô. Tưởng rằng chỉ là chuyện hi hữu, nào ngờ sau đó báo chí phản ánh chuyện đổ nhà chỗ này, chỗ khác, mỗi nơi mỗi kiểu, nhưng chung quy đều do vi phạm quy định về xây dựng.
Những vụ việc mới xảy ra ở một địa phương đều được coi cơ sở để các địa phương khác soi lại mình. Đây là cái nhìn phản biện, cách tự phê nhằm nhận ra thiếu sót, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa.
Từ chuyện đất ở TX Đồ Sơn (TP Hải Phòng) được nhiều người quan tâm bởi nó không còn là chuyện cá biệt, địa phương nào cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ. Từ chuyện sơ hoá cơ delta đến chuyện học sinh “ngồi nhầm lớp”, từ chuyện làng ung thư đến làng không cười (vì hỏng răng), làng ruột thừa... đều được liên tiếp phản ánh. Báo chí đã tạo ra hiệu ứng đôminô, một phản ứng dây chuyền trong phản ánh toàn diện vấn đề, sự việc.
Hiện nay, một vấn đề nổi lên ở TP Hà Nội là chuyện không ngờ tới trong quản lý xây dựng. Chuyện tưởng chẳng thể tin là ở ngay Thủ đô lại có nhà xây dựng đến 17 tầng mà không có giấy phép xây dựng (số 9 Đào Duy Anh), có nhà lại xây dựng quá phép tới 8 tầng, từ 13 lên 21 tầng (số 4 Đặng Dung). Hậu quả là những ngôi nhà này phá vỡ cảnh quan môi trường, gây phản cảm. Trao đổi về việc này với báo chí, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định sẽ xử lý nghiêm cán bộ để xảy ra xây nhà không phép.
Từ chuyện nhà cao tầng TP Hà Nội đã làm cho các đô thị khác “xem lại mình”. Tình trạng này ở đô thị Hạ Long như thế nào?
Được biết, tại Quyết định 250/2003/QĐ-TTg ngày 20-11-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Hạ Long đến năm 2020 đã định hướng rõ kiến trúc cảnh quan đô thị. Cụ thể là, đối với khu vực hạn chế phát triển, giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh, tận dụng, khai thác triệt để cảnh quan thiên nhiên, tầng cao trung bình 3 tầng. Đối với khu trung tâm du lịch, nghỉ ngơi, giải trí ở Bãi Cháy, Hùng Thắng, tránh xây dựng trên các khu đất sát bờ biển hoặc lấn biển nhằm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và tầm nhìn giữa các khu du lịch và vùng Vịnh Hạ Long. Đối với khu vực phát triển mới, phát triển kiến trúc hiện đại, tạo nhiều không gian xanh, công trình dịch vụ công cộng, tầng cao trung bình 2,5 tầng.
Vịnh Hạ Long là nơi hướng ra của các ngôi nhà, nhất là các khách sạn của các khu du lịch, nhưng thực tế đã có tình trạng cái nọ che tầm nhìn cái kia. Việc phát triển đô thị của TP Hạ Long cần được xem xét, đánh giá trên cơ sở định hướng quy hoạch tại Quyết định 250/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Những vụ việc mới xảy ra ở một địa phương đều được coi cơ sở để các địa phương khác soi lại mình. Đây là cái nhìn phản biện, cách tự phê nhằm nhận ra thiếu sót, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa.
Từ chuyện đất ở TX Đồ Sơn (TP Hải Phòng) được nhiều người quan tâm bởi nó không còn là chuyện cá biệt, địa phương nào cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ. Từ chuyện sơ hoá cơ delta đến chuyện học sinh “ngồi nhầm lớp”, từ chuyện làng ung thư đến làng không cười (vì hỏng răng), làng ruột thừa... đều được liên tiếp phản ánh. Báo chí đã tạo ra hiệu ứng đôminô, một phản ứng dây chuyền trong phản ánh toàn diện vấn đề, sự việc.
Hiện nay, một vấn đề nổi lên ở TP Hà Nội là chuyện không ngờ tới trong quản lý xây dựng. Chuyện tưởng chẳng thể tin là ở ngay Thủ đô lại có nhà xây dựng đến 17 tầng mà không có giấy phép xây dựng (số 9 Đào Duy Anh), có nhà lại xây dựng quá phép tới 8 tầng, từ 13 lên 21 tầng (số 4 Đặng Dung). Hậu quả là những ngôi nhà này phá vỡ cảnh quan môi trường, gây phản cảm. Trao đổi về việc này với báo chí, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định sẽ xử lý nghiêm cán bộ để xảy ra xây nhà không phép.
Từ chuyện nhà cao tầng TP Hà Nội đã làm cho các đô thị khác “xem lại mình”. Tình trạng này ở đô thị Hạ Long như thế nào?
Được biết, tại Quyết định 250/2003/QĐ-TTg ngày 20-11-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Hạ Long đến năm 2020 đã định hướng rõ kiến trúc cảnh quan đô thị. Cụ thể là, đối với khu vực hạn chế phát triển, giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh, tận dụng, khai thác triệt để cảnh quan thiên nhiên, tầng cao trung bình 3 tầng. Đối với khu trung tâm du lịch, nghỉ ngơi, giải trí ở Bãi Cháy, Hùng Thắng, tránh xây dựng trên các khu đất sát bờ biển hoặc lấn biển nhằm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và tầm nhìn giữa các khu du lịch và vùng Vịnh Hạ Long. Đối với khu vực phát triển mới, phát triển kiến trúc hiện đại, tạo nhiều không gian xanh, công trình dịch vụ công cộng, tầng cao trung bình 2,5 tầng.
Vịnh Hạ Long là nơi hướng ra của các ngôi nhà, nhất là các khách sạn của các khu du lịch, nhưng thực tế đã có tình trạng cái nọ che tầm nhìn cái kia. Việc phát triển đô thị của TP Hạ Long cần được xem xét, đánh giá trên cơ sở định hướng quy hoạch tại Quyết định 250/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Liên kết website
Ý kiến ()