Hai lần đau
Mới đây, sau gần 1 tháng thanh tra về giá thuốc Bộ Y tế đã đưa ra kết luận khiến không ít người giật mình. Do việc mua bán thuốc lòngvòng đã nâng giá bán cao hơn nhiều lần giá đã kê khai trong hồ sơ xin cấp giấy đăng ký lưu hành là khá phổ biến. Cụ thể, loại thuốc Difosfen 30 viên/hộp do Công ty Cổ phần thiết bị Y tế Hà Nội nhập khẩu mua bán qua 5 cơ sở đã nâng giá lên tới 300% giá bán công khai. Các mặt hàng thuốc do các công ty độc quyền phân phối thì tỷ lệ chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra thường từ 20-60%, cábiệt có mặt hàng cao tới 279%. Tính ra 1 viên thuốc từ khi nhập khẩu vào Việt Nam đến khi tới tay người bệnh đã đội giá lêntới 200-300%. Một số nhà thuốc thuộc bệnh viện đều có giá chênh lệch tới 300% so với giá nhập khẩu.
Từ kết quả của đợt thanh tra cho thấy, việc quản lý giá thuốc của cơ quan chức năng quá lỏnglẻo, nếu không muốn nói là bị thả nổi. Hậu quả của sự quản lý yếu kém này đều đổ lên đầu người bệnh. Thật đáng buồn là các cơ sở kinh doanh thuốc đã nhẫn tâm làm giàu trên nỗi đau của người bệnh. Người bệnh đã phải chịu đau đớn do bệnh tật gây ra lại bị “bồi” thêm nỗi đau vì giá thuốc tăng cao đến vô lý. Hai nỗi đau này thử hỏi người bệnh nào chịu nổi? Và họ đã bị móc túi mà không biết.
Thị trường thuốc ở Quảng Ninh chắc cũng không nằm ngoài diễn biến này. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, ngành Y tế cần tiến hành thanh kiểm tra các cơ sở bán thuốc, kể cả các nhà thuốc trong bệnh viện. Trên cơ sở đó xử lý nghiêm các trường hợp cố ý tăng giá thuốc để kiếm lời, đồng thời chấn chỉnh lại công tác quản lý giá thuốc trên địa bàn. Nhân dân nói chung và người bệnh nói riêng đang trông chờ vào lương tâm, trách nhiệm của ngành Y tế để đưa giá thuốc về đúng giá trị thực của nó.
Ý kiến ()