Chống bệnh thành tích trong giảm nghèo
Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, việc thực hiện giảm nghèo ở một số địa phương, địa bàn chưa bền vững. Hiện tượng tái nghèo và có nguy cơ tái nghèo ở một số nơi còn cao, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Các điều kiện cần và đủ để cho người nghèo vươn lên thoát nghèo còn hạn chế. Nguồn lực huy động cho việc giảm nghèo còn thấp, chưa đa dạng…
Vì vậy, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo tỉnh để triển khai phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn 2008-2010, đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình đã yêu cầu các ngành, đơn vị thành viên phải có cách làm mới, hiệu quả hơn. Cụ thể là việc giảm nghèo phải đảm bảo bền vững bằng các giải pháp như đào tạo nghề, bố trí việc làm, đất sản xuất cho người nghèo; hỗ trợ, tư vấn về KHKT, kinh nghiệm trong phát triển kinh tế; xã hội hoá việc huy động các nguồn lực để giảm nghèo… Đặc biệt việc giảm nghèo ở các địa phương phải thực chất, không chạy theo số lượng, thành tích một cách hình thức. Muốn vậy công tác khảo sát, đánh giá, tổng hợp, thông tin phải trung thực, khách quan.
Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm xuống dưới 5%, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với từng vùng, miền, đối tượng.
Với những thành tích và kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo thời gian vừa qua, đặc biệt là chương trình xoá nhà tạm dột nát cho người nghèo, hy vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ thành công trong việc giảm nghèo với phương châm “bền vững, công bằng, ổn định và hội nhập”.
Ý kiến ()