Chất lượng dân số
Do những “tồn đọng” về những ca dị tật không được khắc phục sớm, do chất lượng cuộc sống chưa đảm bảo, số lượng người bị tàn tật, khuyết tật còn khá lớn với khoảng 5,3 triệu người, chiếm tỷ lệ 6,3% dân số. Trong khi đó, hằng năm, chúng ta vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng gia tăng dân số mới bị tàn tật, khuyết tật do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, dị tật bẩm sinh.
Ông Trọng cũng cho rằng, thể lực người VN còn rất thấp so với yêu cầu. Ngay cả ở lứa tuổi sung sức như vị thành niên, thanh niên thì sức bền, sức dẻo dai mạnh cơ bắp còn yếu so với nhiều nước trong khu vực.
Ông Đinh Công Thoan, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Tổng cục DS-KHHGĐ đưa ra con số đáng suy nghĩ: Chúng ta đã đạt được tuổi thọ bình quân khá cao, khoảng 73 tuổi vào 2010. Như vậy, bình quân tuổi thọ người VN vẫn liên tục tăng trong những năm qua (năm 2000 tuổi thọ bình quân là 68,5). Và theo kết quả đánh giá chỉ số phát triển con người năm 2005 của Liên Hiệp Quốc, tuổi thọ bình quân của người VN đứng thứ 58/177 quốc gia. Thế nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh của người VN mới chỉ đạt 60,2 tuổi, xếp thứ 116/174 nước. Số lượng năm sống thì cao nhưng chất lượng sức khỏe của người VN lại ở mức thấp so với thế giới!
“Sống vui, sống khỏe và sống chất lượng” đang là đích mà người dân mong có được. Ông Dương Quốc Trọng cho rằng, để đạt được các yêu cầu này, Tổng cục DS-KHHGĐ đã đưa ra 9 mục tiêu và giải pháp đồng bộ cho chiến lược dân số 10 năm tới. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, khó khăn sẽ là cấp số nhân. Bởi vì, đích của chương trình DS-KHHGĐ phải đạt đến là chiều sâu hơn về chất lượng, trong khi nguồn lực có nguy cơ bị “thắt” lại. Vốn viện trợ cho lĩnh vực DS-KHHGĐ đang giảm nhanh từ 115 tỉ đồng (năm 2006) xuống còn 20 tỉ đồng năm 2010. Trong khi đó, nhu cầu tối thiểu cho lĩnh vực này trong 10 năm tới cơ bản cần 150 tỉ đồng/năm.
Ý kiến ()