624 và 1718
Những con số này đã nói lên tất cả: Sự chỉ đạo, điều hành trong quản lý nhà nước hiệu quả chưa cao; khả năng quản lý, thi công của các doanh nghiệp xây dựng còn hạn chế và năng lực trình độ của các đơn vị tư vấn còn yếu. Do đó “anh” này cản trở “anh” kia, công việc không được suôn sẻ.
Không quyết toán thì làm sao rõ được tình hình thực hiện 1718 tỷ đồng vốn xây dựng như thế nào? Người xưa nói: “Tiền có đồng, cá có con”. Nếu rành mạch trong chi tiêu, tuân thủ nguyên tắc quản lý tài chính thì việc quyết toán công trình xây dựng đâu có bế tắc.
Trong khi có tỉnh khó khăn về vốn để giải ngân xây dựng cơ bản, thì chúng ta có nguồn vốn nhưng lại chậm quyết toán. Hơn thế, việc huy động vốn của ngân sách địa phương cũng phải chừng mực theo khả năng. Theo Website Chính phủ, ngày 2-8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc nội dung Báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình huy động vốn của ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 3, Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước. Theo đó, các địa phương có mức dư nợ từ nguồn vốn huy động vượt quá mức quy định của Luật Ngân sách nhà nước cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để thực hiện việc huy động vốn phù hợp với khả năng trả nợ của ngân sách địa phương.
Vì thế, việc để chậm quyết toán công trình cũng là kẽ hở trong quản lý nhà nước về tài chính.
Ý kiến ()