Miền núi tranh rừng, đồng bằng bỏ ruộng
Trái ngược với người dân miền núi tranh giành đất rừng để trồng rừng thì người dân vùng đồng bằng các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương và một số xã của huyện Đông Triều lại bỏ ruộng để ra các khu công nghiệp, khu đô thị làm ăn. Nam thanh niên thì đi “cửu vạn”, tham gia các công trình xây dựng, con gái thì làm “giầy da”, phụ nữ có tuổi thì buôn bán vặt, đi “đồng nát”... Hơn chục năm trước, tôi từng chứng kiến có đôi bạn trẻ không thể nên vợ nên chồng chỉ vì... ruộng. Bởi họ ở khác xã, cô gái mà đi lấy chồng thì không thể mang ruộng theo về nhà chồng. Thế mà bây giờ có Chi bộ Đảng thôn yêu cầu mỗi đảng viên phải cấy thêm 1 sào ruộng, quyết không để đồng đất hoang hoá. Người nông dân ra thành phố, các khu công nghiệp, đô thị tìm kiếm việc làm không chỉ lúc nông nhàn như trước đây, mà cứ có việc làm là đi. Có khi cả gia đình “ly hương” ra thành phố thuê nhà, tìm việc.
Mô hình gia đình nông thôn điển hình hiện nay là vợ đi làm giầy da xuất khẩu trên phố huyện, chồng thì ra thành phố kiếm việc thời vụ, con cái thì nhờ cậy ông bà trông nom. Bởi các bậc bố, mẹ luôn vắng nhà, nên công tác chăm sóc, tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ, trẻ em gặp nhiều khó khăn.
Bài toán “ly nông” nhưng không “ly hương” đã được nêu ra nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có cách giải hiệu quả.
Ý kiến ()