“Mất bò mới lo làm chuồng”
Để giải quyết hậu quả của các vụ việc này đã phải tốn bao công sức, tiền của của Nhà nước và nhân dân. Riêng việc xử lý các sai phạm trong xây dựng ở Hà Nội không chỉ tốn tiền tỷ để “cắt ngọn” các công trình, mà còn mất thời gian họp hành, xây dựng các phương án xử lý. Song có lẽ “đau” nhất là mất hàng loạt cán bộ. Hay như vụ triệt phá vũ trường New Century phải huy động một lực lượng lớn CBCS công an và phương tiện cộng với chi phí xét nghiệm ma tuý cũng tiêu tốn tiền của, công sức không nhỏ...
Các vụ việc xảy ra tuy tính chất, quy mô, địa điểm khác nhau nhưng đều có chung một điều là do buông lỏng công tác quản lý, mặc dù đã được cảnh báo. Và động thái đầu tiên của các cơ quan chức năng sau đó là ban hành các công văn, chỉ thị, tổ chức kiểm tra giám sát để siết chặt quản lý lĩnh vực đó. Cách thức quản lý này chẳng khác gì kiểu mất bò mới lo làm chuồng...
Công tác quản lý là phải song hành và đi trước diễn biến của thực tế. Thế nhưng thực tế hiện nay nó thường chậm và đuổi theo diễn biến của cuộc sống. Chính vì vậy nhiều quy định khi được ban hành thì thực tế đã đi được một quãng khá xa.
Để quản lý tốt, tránh phải chạy theo sự vụ để giải quyết thì đòi hỏi những nhà quản lý phải có tầm nhìn xa trông rộng, có đủ thông tin để dự báo tình hình, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định phù hợp, sát thực. Các cơ quan chức năng phải sâu sát thực tế, thực thi công vụ với trách nhiệm cao có vậy mới kịp thời điều chỉnh, đón đầu những phát sinh thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Công tác quản lý phải luôn theo kịp sự vận động đó, thậm chí phải đi trước một bước...
Ý kiến ()