Làm liều ?
Theo dự đoán ban đầu, nguyên nhân vụ tai nạn có thể do chọc phải túi nước tích tụ trong một đường lò cũ (khai thác trái phép). Rất may trong vụ tai nạn này số người tử vong không nhiều, số người còn lại trong lò đều khoẻ mạnh và được cứu hộ kịp thời.
Còn nhớ cách đây chưa lâu, vào khoảng giữa năm 2006, một vụ tai nạn hầm lò kinh hoàng cũng đã xảy ra tại Công ty Than Mông Dương mà nguyên nhân cũng là do bục túi nước từ một đường lò cũ. Hậu quả 4 công nhân thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Vậy mà bài học này vẫn ít người thuộc...
Tại hiện trường xảy ra vụ tai nạn ngày 23-1, một cán bộ lãnh đạo của Tổng Công ty Đông Bắc cho biết: Chúng tôi không thể cập nhật được toàn bộ số lò than khai thác trái phép trước đây ở khu vực này... Nói vậy hoá ra tất cả các đơn vị khai thác trong khu vực này đều là làm liều ? Về nguyên tắc khi tiến hành khai thác phải nắm rõ tình hình địa chất của khu vực, hơn nữa việc kiểm tra, dò xét các đường lò cũ không phải là công việc quá khó. Một khi đã không nắm rõ tình hình, không dự đoán được các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn thì tốt nhất là ngừng sản xuất hoặc chuyển diện sản xuất. Phải chăng trong chuyện này tính mạng người lao động đã được đặt thấp hơn sản lượng những tấn than? Và như vậy dư luận có quyền đặt câu hỏi: Còn bao nhiêu khu vực không an toàn của Tổng Công ty Đông Bắc nói riêng, TKV nói chung vẫn ngày đêm có người lao động làm việc, khai thác ?
Vẫn biết rằng nghề mỏ luôn tiềm ẩn những bất trắc, rủi ro, nhất là với nghề khai thác hầm lò. Song, nói như vậy không có nghĩa là cho phép buông xuôi, cho phép làm liều. Mà ngược lại nó đòi hỏi phải cẩn thận hơn, tính toán chi ly hơn trước khi quyết định mở vỉa. Tính mạng người lao động phải luôn luôn được đặt lên hàng đầu, phải là tối thượng, không được phép vì bất cứ lý do gì mà coi nhẹ...
Ý kiến ()