20
18
/
1100241
Hoa hồng dành cho áo trắng
longform
Hoa hồng dành cho áo trắng
Năm 2006, cuốn nhật ký chiến trường của Liệt sỹ, Bác sỹ Đặng Thùy Trâm được công bố đã làm lay động trái tim của rất nhiều người.

Thời điểm đó, thế hệ chúng tôi đọc cuốn nhật ký không hề mường tượng rằng mất mát, hy sinh, những chia lìa, li tán... mà Bác sỹ Đặng Thùy Trâm ghi trong nhật ký lại lặp lại ở thế kỷ XXI, khi chiến tranh đã lùi xa gần 50 năm.

Đó là 2 năm qua, cả thế giới đối mặt với kẻ thù vô hình - Virus Corona. Những hậu quả mà dịch bệnh gây ra đã được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ sau Đại chiến thế giới lần thứ 2. Trong cuộc chiến không tiếng súng này, lực lượng đứng ở tuyến đầu là các chiến sỹ áo blouse trắng.

Họ đã đổ mồ hôi, nước mắt, đã chịu những mất mát, hy sinh. Nhưng ý chí sắt đá của những chiến sỹ với lời thề Hippocrates đã đẩy lùi kẻ thù vô hình, tìm ra những biện pháp khống chế nó. Ở tuyến đầu, trực tiếp chiến đấu, giành giật sự sống cho người bệnh trước con virus quái ác, những thiên thần áo trắng đã lấy lại ngày bình an cho muôn người.

Trong hàng ngàn, hàng vạn chiến sỹ áo trắng nơi tuyến đầu ở tâm dịch Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Tây Ninh… có áo trắng của hơn 500 cán bộ, y, bác sỹ tỉnh Quảng Ninh. Họ đã xung phong lên tuyến đầu, hỗ trợ các địa phương dập dịch Covid-19, góp công sức quan trọng bảo vệ bình an cho nhân dân.

Ai chẳng muốn được ở nhà bên con thơ, sớm chiều trò chuyện với cha mẹ già, được thủ thỉ bên người bạn đời mỗi bữa cơm… nhưng sống trọn vẹn với lời thề y đức, sống trách nhiệm với Tổ quốc, Nhân dân, họ đã lên đường, chiến đấu và chiến thắng trở về.

Dù rằng đời ta thích hoa hồng.

Kẻ thù buộc ta ôm cây súng.

Ta yêu sao làng quê non nước mình.

Tình quê hương vút thành thanh âm khúc quân hành ca

Chúng ta đón họ bằng hoa hồng dành cho ÁO TRẮNG!

Mùa hè bỏng rát ở Bắc Giang

Đối với hơn 200 chiến sỹ áo trắng của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, đó là mùa hè rực lửa, mùa hè của thử thách, mùa hè của thực hành y tế và đạo đức về lời thề Hippocrates…

Ngày 14/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương gửi công văn hỏa tốc đề nghị tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ lực lượng y tế giúp tỉnh Bắc Giang khẩn cấp thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm, truy vết đối với 6.000 công nhân đang làm việc tại KCN Quang Châu và toàn bộ địa bàn huyện Việt Yên do dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát vượt quá khả năng tầm soát của tỉnh.

Bắc Giang gọi, Quảng Ninh trả lời, ngay lập tức hơn 200 y, bác sỹ, nhân viên y tế của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển được lệnh lên đường làm nhiệm vụ. Sáng 15/5, đoàn xuất quân, cùng các thiết bị được trang bị tiến vào vào tâm dịch chia lửa cùng Bắc Giang! Một chuyến công tác được “setup” nhanh như hàng ngàn các ca cấp cứu họ đã từng thực hiện. Vội vàng gác những nỗi niềm riêng để vững tâm bước vào “đánh một trận mới”, trận đánh mà họ biết phải chiến thắng để có bình an ngày trở về!

Buổi sáng ngày 15/5, sau khi hoàn tất các thủ tục để lên đường, đoàn xe lăn bánh, nhìn qua kính thấy ánh mắt dõi theo đầy tin tưởng của các đồng nghiệp ở lại đảm nhiệm toàn bộ nhiệm vụ họ còn đang thực hiện dang dở, ngăn dòng nước mắt trực chào khi bàn tay nhỏ xíu của đứa con thơ vẫy tạm biệt mẹ lên đường làm nhiệm vụ, nụ cười động viên, an ủi của mẹ già, cái gật đầu chia sẻ, cảm thông của bạn đời… càng củng cố quyết tâm của các thành viên trong đoàn phải thắng “giặc Covid-19” nhanh nhất, sớm nhất và trở về trong niềm vui đoàn tụ bình an!

Bấm để xem đầy đủ <<<

30 ngày "chia lửa" cùng Tây Ninh

Vượt quãng đường gần 2.000 cây số, Đoàn thầy thuốc tình nguyện Quảng Ninh đã đến Tây Ninh tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đi vào “tâm dịch”, có thể sẽ phải đối mặt với những vất vả và nguy cơ mắc bệnh, nhưng những cán bộ y tế Quảng Ninh vẫn mang tinh thần sẵn sàng phục vụ, không ngại gian khổ, nguy hiểm.

Hàng trăm cuộc chiến sinh tử đã diễn ra tại khu ICU- tầng điều trị cao nhất bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh. Áp lực đến với y bác sĩ của Quảng Ninh cũng như Tây Ninh rất lớn, thậm chí có lúc căng thẳng đến “nghẹt thở”. Bởi tất cả bệnh nhân vào khu ICU đều đã diễn biến nặng. Có những bệnh nhân khi đến khu điều trị đã chuyển biến quá nặng, mọi can thiệp không còn hiệu quả nữa.

“Bác sĩ ơi, liệu tôi có chết không?” – đây không phải câu hỏi xa lạ gì của bệnh nhận khi hỏi một bác sĩ. Thế nhưng, trên trận tuyến chống Covid-19, đối với những chiến sĩ áo trắng, đó là câu hỏi gây nhiều ám ảnh. Bởi bệnh nhân hỏi họ mỗi ngày, mỗi giờ. Và bản thân họ, cũng chứng kiến quá nhiều sự ra đi của bệnh nhân vì Covid-19. Điều này thôi thúc các y bác sĩ luôn phải cố gắng, nỗ lực hết sức mình, làm việc không ngừng nghỉ, sẵn sàng đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch,… để có thể kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân.

30 ngày “chia lửa” cùng Tây Ninh, đã tiếp tục khẳng định tinh thần của Quảng Ninh, đó là sẵn sàng hỗ trợ các địa phương còn khó khăn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Và những chiến sĩ áo trắng của Quảng Ninh cũng chính là biểu tượng đầy ý nghĩa cho tinh thần đoàn kết, tương trợ, để các địa phương cùng vượt qua đại dịch.

Bấm để xem đầy đủ <<<

Bình Dương gọi, chúng tôi sẵn sàng

Từ ngày 6/9 đến nay đã gần một tháng kể từ ngày đoàn 20 y bác sĩ tình nguyện Quảng Ninh vào “chia lửa” cùng tỉnh Bình Dương chống dịch. Tranh thủ từng phút giây, nỗ lực trong từng khoảnh khắc, các y bác sĩ Quảng Ninh đã và đang cống hiến tất cả tâm sức để giành giật lại sự sống cho mỗi bệnh nhân. Giữa ngổn ngang những vất vả, chất chồng những hiểm nguy thì những “chiến sĩ áo trắng” vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan và lan toả năng lượng tích cực đến với bệnh nhân và cộng đồng, để tiếp thêm nhịp thở cho miền Nam ruột thịt vững tin vượt qua đại dịch, góp phần thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm chung sức, đồng lòng chống dịch của cả nước.

Tại Bình Dương, đoàn được phân công nhiệm vụ phối hợp cùng các nhân viên y tế của Trung tâm Y tế Thuận An và 52 y bác sĩ tình nguyện tỉnh Phú Thọ trực tiếp làm nhiệm vụ thu dung và điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại tầng 2 và 3 trong tháp điều trị Covid-19 3 tầng. Tức là tiếp nhận, thu dung và cấp cứu, điều trị cho F0 có triệu chứng từ nhẹ, trung bình đến nặng cùng các trường hợp cần hồi sức chuyên sau sau khi đã trải qua giai đoạn nguy kịch. Song thực tế số bệnh nhân ở tầng 3 rất nhiều, tập trung chủ yếu ở khoa cấp cứu và khu ICU khiến hệ thống y tế luôn trong tình trạng quá tải.

Trong Đoàn lần này, hầu hết đều là y bác sĩ trẻ, cũng có những người đã từng lên đường chi viện cho tâm dịch Bắc Giang trước đó, có đủ sức khỏe, kinh nghiệm, và dũng cảm để đương đầu với những khó khăn, vất vả phía trước. Song không vì thế mà trận chiến lần này dễ dàng hơn mà còn gian nan gấp bội phần, bởi số lượng bệnh nhân F0 rất lớn là áp lực không nhỏ cho nhân lực và thiết bị y tế...

Bấm để xem đầy đủ <<<

Hà Nội - Một tuần “thần tốc”

Hà Nội “ốm” rồi. Những ca Covid-19 xuất hiện rải rác trong cộng đồng ở nhiều quận, huyện trong nhiều ngày liên tiếp khiến Thủ đô phải thực hiện lệnh giãn cách, phong tỏa. Với mục tiêu kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 trước ngày 15/9, TP Hà Nội quyết định khẩn trương thực hiện “2 mũi chủ công”: Xét nghiệm diện rộng và tiêm phủ vắc xin phòng Covid-19.

Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, 8h ngày 10/9, đoàn cán bộ y tế Quảng Ninh gồm 191 người lên đường đến TP Hà Nội nhận nhiệm vụ hỗ trợ huyện Chương Mỹ lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn dân.

Sau gần 1 tuần, Đoàn nhân viên y tế Quảng Ninh góp phần lấy được trên 84.000 mẫu làm xét nghiệm; đóng góp vào kết quả tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho người dân huyện Chương Mỹ đạt 88%. Đặc biệt, sáng ngày 15/1, 191 người của Đoàn Quảng Ninh được lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR, tất cả đều cho kết quả âm tính. 15h ngày 16/9, đoàn trở về Quảng Ninh an toàn và thực hiện cách ly theo quy định.

Bấm để xem đầy đủ <<<

Hẹn ngày TP Hồ Chí Minh trở lại yên bình

Làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 với biến chủng Delta đã biến TP Hồ Chí Minh trở thành tâm dịch lớn nhất Việt Nam với hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày. Chia sẻ với khó khăn đó, Quảng Ninh đã đưa hơn 110 cán bộ, nhân viên y tế vào TP Hồ Chí Minh, đảm bảo quân số thường trực hơn 70 người tham gia chống dịch tại đây. Họ đều là những “chiến binh áo trắng” được lựa chọn kỹ càng, có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong công tác cấp cứu, điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 đang làm việc tại các bệnh viện lớn, có uy tín trong tỉnh. Sau tuần đầu tham gia điều trị tại Bệnh viện thu dung số 6, Đoàn Quảng Ninh phụ trách khu ABC của Bệnh viện dã chiến số 12.
Tại đây, số bệnh nhân vào viện liên tục tăng. Cường độ, áp lực công việc lớn, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cán bộ, nhân viên y tế của Đoàn còn trở thành những nhân viên hậu cần, nhân viên vệ sinh và thường xuyên đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm Covid-19… Nhưng khó khăn không thể khiến các y bác sĩ Quảng Ninh nản chí, họ nhanh chóng quen với sự khốc liệt và vào cuộc chiến với quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau. Đến nay, Đoàn y tế Quảng Ninh đã tham gia điều trị cho gần 1.000 bệnh nhân ở Bệnh viện thu dung số 6 và tiếp nhận, thu dung, điều trị cho hơn 4.400 bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 12 (Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Đến nay đã có hơn 3.330 bệnh nhân được khỏi bệnh, ra viện, góp sức tích cực vào công cuộc phòng, chống dịch của TP Hồ Chí Minh.

Bấm để xem đầy đủ <<<


Mùa hè bỏng rát ở Bắc Giang
Đối với hơn 200 chiến sỹ áo trắng của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, đó là mùa hè rực lửa, mùa hè của thử thách, mùa hè của thực hành y tế và đạo đức về lời thề Hippocrates…   
   
30 ngày "chia lửa" cùng Tây Ninh
Hàng trăm cuộc chiến sinh tử đã diễn ra tại khu ICU- tầng điều trị cao nhất bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh. Áp lực đến với y bác sĩ của Quảng Ninh cũng như Tây Ninh rất lớn, thậm chí có lúc căng thẳng đến “nghẹt thở”.
   
Bình Dương gọi, chúng tôi sẵn sàng
Trong Đoàn lần này, hầu hết đều là y bác sĩ trẻ, cũng có những người đã từng lên đường chi viện cho tâm dịch Bắc Giang trước đó, có đủ sức khỏe, kinh nghiệm, và dũng cảm để đương đầu với những khó khăn, vất vả phía trước. 
   
Hà Nội - Một tuần "thần tốc"
Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, 8h ngày 10/9, đoàn cán bộ y tế Quảng Ninh gồm 191 người lên đường đến TP Hà Nội nhận nhiệm vụ hỗ trợ huyện Chương Mỹ lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn dân.   
   
Hẹn ngày TP Hồ Chí Minh trở lại yên bình
Đoàn y tế Quảng Ninh đã tham gia điều trị cho gần 1.000 bệnh nhân ở Bệnh viện thu dung số 6 và tiếp nhận, thu dung, điều trị cho hơn 4.400 bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 12. Đến nay đã có hơn 3.330 bệnh nhân được khỏi bệnh, ra viện.  

Tổ chức sản xuất: Ngọc Lan

Kỹ thuật đồ họa: Tất Đạt - Đỗ Quang