Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt: Xây dựng đặc khu như thế nào?
Dự án Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang) được lấy ý kiến, trình Quốc hội thông qua trong Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIX.
Sau khi tiếp thu ý của của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt được điều chỉnh nhiều nội dung về ưu đãi thuế, thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước…
Về thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh, dự thảo Luật quy định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư. Trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định…
Về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tăng danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu lên 131 ngành, nghề, tăng 23 ngành, nghề so với dự thảo cũ.
Dự thảo Luật quy định chặt chẽ, thu hẹp phạm vi các dự án được miễn tiền thuê đất cho cả đời dự án. Phân biệt rõ các mức độ ưu đãi khác nhau đối với từng loại dự án đầu tư, trong đó, cơ bản chỉ ưu đãi đối với các dự án thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của các đặc khu. Thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa không quá 30 năm.
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại đặc khu, được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm kể từ khi có doanh thu, được miễn thuế bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong chin năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế./.
Theo Hồng Kiều (Vietnam+)[links()]
Ý kiến ()