Đưa Luật An toàn thực phẩm vào cuộc sống
Luật bao gồm 11 chương với 72 điều, trong đó quy định cụ thể các nội dung như nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm (ATTP); chính sách của nhà nước về ATTP; những hành vi bị cấm; quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đảm bảo ATTP; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; nhập khẩu và xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ đối với ATTP, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; thông tin, giáo dục truyền thông về ATTP; quản lý nhà nước về ATTP...
Việc Luật An toàn thực phẩm được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay đã đáp ứng được sự mong đợi bấy lâu nay của người dân và là hành lang pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền làm tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - một vấn đề gây nhiều lo lắng trong xã hội hiện nay - góp phần tích cực vào việc bảo vệ sức khoẻ cho người dân. Đồng thời đây còn là “chiếc gậy” để các cơ quan chức năng xử lý nghiêm và triệt để các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, để người tiêu dùng không còn phải nơm nớp lo sợ khi sử dụng thực phẩm...
Với ý nghĩa và tác dụng đó, các cấp chính quyền và ngành chức năng, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm cần nhanh chóng triển khai, tuyên truyền, phổ biến để luật sớm đi vào cuộc sống. Và để các quy định của luật phát huy hiệu quả, người dân cần tích cực giám sát, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin, tố giác các hành vi vi phạm để được ngăn chặn, xử lý kịp thời...
Ý kiến ()