Đầu năm ta trẩy hội nào?
Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc tổ chức lễ hội đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, phản cảm. Thực tế hiện nay có tình trạng mở rộng quy mô lễ hội một cách tràn lan; trách nhiệm của người quản lý và ý thức của người tham gia lễ hội còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thái độ và hành vi ứng xử chưa văn hóa đối với một số lễ hội. Ngày càng nhiều các hiện tượng tiêu cực như: mê tín dị đoan, xâm phạm cảnh quan môi trường, an ninh trật tự không đảm bảo, thương mại hóa lễ hội... Thực trạng này đang làm giảm đi giá trị chân thực vốn có và làm sai lệch giá trị bản sắc văn hóa của nhiều lễ hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 162/CĐ-TTg ngày 9-2-2011 và UBND tỉnh Quảng Ninh có công văn 379/UBND-VX1 ngày 10-2-2011 chỉ đạo về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Chúng ta vui mừng với các lễ hội phản ánh những nét đẹp văn hoá truyền thống, ngợi ca lao động, nâng cao đời sống tinh thần, có tác dụng tích cực. Xuân đến, người dân Quảng Ninh đều lựa chọn cho mình nơi để thỏa mãn tâm linh như: chùa Yên Tử, chùa Long Tiên, chùa Lôi Âm, đền Cửa Ông... Tại huyện Yên Hưng, cùng với lễ hội Tiên Công ở xã Cẩm La, nay đã có lễ hội cầu ngư ở xã Tân An. Và nhiều đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tổ chức lễ ra quân sản xuất, tết trồng cây, lễ xuống đồng, lễ ra khơi đầu năm. Các hoạt động chào mừng vị khách du lịch đầu tiên, lô hàng xuất khẩu đầu tiên, chuyến tàu đầu tiên “xông” cảng... đã gắn với niềm vui mùa xuân mới với hy vọng phát triển thịnh vượng.
Cùng với phát huy giá trị các lễ hội truyền thống thì chúng ta cũng nên tổ chức nhiều các hoạt động, lễ hội có nội dung ca ngợi lao động gắn với khởi động sản xuất đầu xuân mới.
Chúng ta đã hội nhập sâu rộng với thế giới, thì chúng ta đón Tết truyền thống không nên để ảnh hưởng tới các hoạt động, nhất là hoạt động kinh tế đối với các đối tác nước ngoài.
Ý kiến ()