
Xây dựng văn hóa giao thông bền vững
Để xây dựng, hình thành văn hóa giao thông, công tác tuyên truyền, giáo dục có vai trò quan trọng. Nhiều năm qua tỉnh luôn đặt ATGT là một nhiệm vụ quan trọng. Các cơ quan chức năng của tỉnh đang vào cuộc quyết liệt thực hiện Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ "Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự ATGT trong lĩnh vực giao thông đường bộ..." (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025).
Tuy nhiên từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra 132 vụ, làm chết 68 người, bị thương 94 người (so với cùng kỳ năm 2024 giảm 137 vụ, giảm 46 người chết; giảm 124 người bị thương).

Ông Nguyễn Thiên Vương, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, cho biết: Ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân còn rất thấp; đơn cử như đội MBH khi tham gia giao thông. Từ đầu năm đến nay, lực lượng CSGT đã xử lý 12.118 trường hợp, phạt 6,1 tỷ đồng.
Trước thực trạng đó, xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ATGT để làm thay đổi thái độ, hành vi tự giác chấp hành của người tham gia giao thông được coi là mục tiêu quan trọng trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.
Cùng với đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong bảo đảm ATGT, nhất là khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Lực lượng chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Quan trọng nhất là người tham gia giao thông phải tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo pháp luật, có ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông. Điều này không chỉ vì lợi ích của bản thân, mà còn vì sự an toàn của những người khác.

Giáo dục ý thức chấp hành giao thông từng bước đưa vào nhà trường, ngay từ bậc mầm non. Điều quan trọng nhất là sự nêu gương của người lớn, xử lý nghiêm minh của cơ quan chức năng. Qua đó xây dựng và hình thành văn hóa giao thông bền vững, tự giác trong mỗi cá nhân khi tham gia giao thông.
Ý kiến ()