Nhà thờ Mằng Lăng tọa lạc tại xã Tuy An Đông, tỉnh Đắk Lắk, được xây dựng từ năm 1892 trong khuôn viên 5.000m2, theo lối kiến trúc Gothic. Trên đỉnh của nhà thờ là hai tháp chuông hai bên, ở giữa là thập tự giá, biểu tượng của thánh đường. Đây là một trong những nhà thờ công giáo lâu đời nhất Việt Nam. Sự nổi tiếng của nhà thờ không chỉ bởi kiến trúc, mà cái chính là nơi đây đang lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.Theo lịch sử nhà thờ, trước đây, khu vực này mọc rất nhiều loài cây to lớn, tán phủ rộng, lá cây hình bầu dục, hoa chùm màu tím hồng, được người dân gọi là mằng lăng. Tên nhà thờ đã được đặt theo tên loài cây này.Phía sau giáo đường, tường sơn màu xanh xám giản dị.Các cửa sổ và khuôn cửa hình búp măng đặc trưng của kiến trúc Gotic xung quanh nhà thờ.Tượng Alexandre De Rhodes (1593-1660) bên cạnh Bằng xác lập kỷ lục Việt Nam nơi lưu giữ cuốn sách tiếng Việt đầu tiên trong nhà nguyện. De Rhodes là người có công lớn nhất cho việc ra đời của chữ Quốc ngữ Việt Nam. Ông là nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha (người Việt phiên âm là cha Đắc Lộ). Từ công trình tự thân và thành quả của những người đi trước, De Rhodes đã hệ thống, hoàn chỉnh bộ chữ tiếng Việt như ngày nay.Cuốn sách "Phép giảng tám ngày" lưu giữ trong tủ kính trong khu hầm được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Đây được coi là cuốn sách Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.“Phép giảng 8 ngày” gồm 319 trang, mỗi trang in thành 2 cột, được in song ngữ bằng tiếng Latin (bên trái) và chữ Quốc ngữ sơ khai (bên phải). Trên cuốn sách vẫn còn rất rõ dòng chữ ghi tên tác giả là Alexandre de Rhodes. Trải qua thời gian và cải tiến của nhiều thế hệ người dùng, chữ Quốc ngữ đã tồn tại và phát triển đến ngày nay và trở thành chữ Quốc ngữ chính thức của dân tộc Việt Nam.Các giáo dân trong giờ hành lễ.
Ý kiến ()